image banner
Các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc

1. Văn phòng Ban Quản lý

Chức năng

Văn phòng Ban Quản lý có chức năng tham mưu, giúp Trưởng ban Ban Quản lý tổ chức các hoạt động chung, tổng hợp, điều phối các hoạt động chung của các phòng, đơn vị; đôn đốc thực hiện các kế hoạch công tác tuần, tháng, quý, năm của cơ quan; thống kê các số liệu để phục vụ công tác quản lý, điều hành; thực hiện công tác quản lý tổ chức bộ máy và biên chế, hành chính - quản trị, thi đua - khen thưởng, tài chính - kế toán, văn thư - lưu trữ, cải cách hành chính, pháp chế, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, cung ứng các điều kiện vật chất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động của Ban Quản lý.

Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện chức năng của Văn phòng Ban Quản lý và tổ chức thực hiện các văn bản đó theo đúng quy định.

b) Tham mưu thực hiện các dự thảo:

- Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý.

- Văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó phòng, đơn vị trực thuộc Ban Quản lý.

- Đề án thành lập, tổ chức lại Ban Quản lý theo quy định của pháp luật.

- Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan khác để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa.

- Quyết định, chỉ thị, văn bản; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý theo quy định pháp luật.

- Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Ban Quản lý theo quy định của pháp luật.

- Báo cáo về thực hiện cải cách hành chính, quy chế dân chủ cơ sở, thi đua - khen thưởng, phòng - chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các báo cáo khác thuộc chức năng của Văn phòng Ban Quản lý.

c) Xây dựng kế hoạch công tác của cơ quan và trình Trưởng ban Ban Quản lý duyệt ban hành; tổ chức, sắp xếp lịch công tác cho Lãnh đạo Ban Quản lý; tổ chức phổ biến, theo dõi, đôn đốc các phòng, đơn vị có liên quan thực hiện quy chế làm việc, chương trình, lịch công tác, báo cáo kết quả đầy đủ, kịp thời và đề xuất ý kiến cho Lãnh đạo Ban Quản lý.

d) Đầu mối tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính do Trung tâm phục vụ Hành chính công chuyển đến; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết văn bản đến và các thủ tục hành chính của các bộ phận trong cơ quan; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, báo cáo và tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

đ) Tổ chức thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, pháp chế và kiểm soát thủ tục hành chính; làm đầu mối tổ chức việc xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các quy định tại Ban Quản lý.

e) Tổ chức thực hiện công tác hành chính - quản trị, văn thư, lưu trữ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao; bảo đảm điều kiện, phương tiện phục vụ công việc điều hành của Lãnh đạo Ban Quản lý và điều kiện làm việc của công chức cơ quan; đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự an toàn tại cơ quan.

g) Xây dựng, điều hành hệ thống thông tin liên lạc, mạng máy tính nội bộ, trang tin điện tử của cơ quan; tổ chức khai thác sử dụng mạng tin học diện rộng của tỉnh và triển khai các hoạt động ứng dụng trên mạng. Tổ chức sửa chữa, khắc phục sự cố mạng và các thiết bị ngoại vi, các biện pháp bảo mật thông tin, dữ liệu trong hệ thống mạng nội bộ; làm đầu mối quản lý kỹ thuật về cấp phát, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị tin học của cơ quan. Triển khai việc tin học hóa quản lý hành chính nhà nước và thực hiện công tác quản lý các cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cơ quan.

h) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp hàng năm của Ban Quản lý trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí theo quy định.

i) Xây dựng vị trí việc làm, lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức trình Trưởng ban Ban Quản lý và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; giúp Trưởng ban Ban Quản lý tổ chức thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động, biệt phái, nghỉ hưu... bố trí sử dụng và quản lý công chức, viên chức trong cơ quan.

k) Giúp Trưởng ban Ban Quản lý tổ chức thực hiện đánh giá công chức, viên chức; thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức; quản lý hồ sơ công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng; thống kê và báo cáo tình hình đội ngũ công chức, viên chức trong cơ quan theo quy định.

m) Tổ chức và phục vụ các cuộc họp của cơ quan; các cuộc họp, làm việc của Lãnh đạo Ban Quản lý với các ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cuộc tiếp khách của Lãnh đạo Ban Quản lý.

n) Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các đơn vị của cơ quan chức năng liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của cơ quan.

o) Xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch công tác của Văn phòng Ban Quản lý; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo quy định.

p) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Ban Quản lý phân công.

2. Phòng Quản lý kế hoạch và đầu tư

Chức năng

Tham mưu giúp Trưởng ban Ban Quản lý thực hiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư phát triển, các hoạt động đầu tư và sau đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn tỉnh; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, thực hiện kế hoạch về xúc tiến đầu tư; tổng hợp báo cáo về tình hình xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, các báo cáo tháng, quý, năm, chuyên đề và đột xuất theo yêu cầu; theo dõi, đôn đốc và đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình công tác, đề án, chuyên đề và các kết luận của Lãnh đạo Ban Quản lý.

Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng của phòng và tổ chức thực hiện các văn bản đó theo đúng quy định.

b) Định hướng, quy hoạch, kế hoạch và xây dựng đề án thành lập mới, mở rộng (kể cả điều chỉnh) các khu công nghiệp, khu kinh tế.

c) Xây dựng kế hoạch (kể cả điều chỉnh) và tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch hàng tháng, quý, 06 tháng, hàng năm và 05 năm của Ban Quản lý; kế hoạch hàng năm và 05 năm về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và vốn đầu tư phát triển. Tham mưu thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan.

d) Đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện quy hoạch, kế hoạch và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; tham mưu dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND tỉnh về lĩnh vực khu công nghiệp, khu kinh tế.

đ) Giúp Trưởng ban Ban Quản lý quản lý việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư các dự án, xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.

e) Tham mưu việc hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách về khu công nghiệp, khu kinh tế sau khi được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, theo dõi thi hành pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương.

g) Các nhiệm vụ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

h) Tham mưu xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân cấp của Ban Quản lý.

i) Làm đầu mối phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền quản lý; xây dựng hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn và kết nối với hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế.

j) Tiếp nhận đăng ký khung giá cho thuê đất, cho thuê lại đất và phí hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế của nhà đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế.

k) Xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch công tác của phòng; thực thi quy chế phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo quy định.

l) Tham mưu tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành và UBND tỉnh phê duyệt; tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành và UBND tỉnh tổ chức; hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư theo thẩm quyền trong quá trình chuẩn bị và triển khai dự án đầu tư; báo cáo định kỳ hoạt động xúc tiến đầu tư tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh theo Quy chế quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

m) Hướng dẫn thực hiện và thụ lý giải quyết các thủ tục hành chính theo thẩm quyền trên các lĩnh vực đầu tư, thành lập khu công nghiệp.

n) Tham mưu giúp Trưởng ban Ban Quản lý trong công tác quản lý và giám sát đầu tư các dự án ngoài ngân sách; phổ biến các chính sách pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư; theo dõi, hỗ trợ, cập nhật thông tin về tiến độ đầu tư, triển khai của dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; chủ trì giám sát, đánh giá quá trình đầu tư của các dự án đầu tư ngoài ngân sách theo nội dung đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

o) Tham mưu giải quyết khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư; đánh giá hiệu quả đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế; định kỳ hàng quý, 06 tháng và hàng năm, tham mưu gửi báo cáo hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế tới UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

p) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Ban Quản lý phân công.

3. Phòng Quản lý doanh nghiệp và lao động

Chức năng

Tham mưu, giúp Trưởng ban Ban Quản lý thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu và lao động; hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý.

Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng của phòng và tổ chức thực hiện các văn bản đó theo đúng quy định.

b) Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các nội dung cần triển khai sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thực hiện các quy định về hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, về trình tự giải quyết tranh chấp về thuế xuất- nhập khẩu, hoạt động thư­ơng mại trong và ngoài n­ước.

c) Theo dõi, quản lý, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp (thương mại, xuất nhập khẩu; số lượng doanh nghiệp đang, ngưng, ngừng hoạt động; vốn đầu tư thực hiện, doanh thu, kim ngạch xuất - nhập khẩu, thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước).

d) Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị kiểm tra, theo dõi việc triển khai dự án đầu tư sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tham mưu giải quyết các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, xuất nhập khẩu, lao động… theo quy định; kiến nghị Bộ, ngành có liên quan và UBND tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

đ) Hướng dẫn thực hiện và thụ lý giải các thủ tục hành chính theo sự phân cấp hoặc ủy quyền theo quy định trên các lĩnh vực lưu thông hàng hóa, thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, lao động.

e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014, cụ thể như sau:

- Tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được, tổng hợp, tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo ủy quyền của UBND cấp tỉnh.

- Thực hiện việc cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép lao động cho lao động nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; xác nhận người lao động nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo ủy quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động, tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể theo ủy quyền của UBND tỉnh; tiếp nhận đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của UBND cấp huyện.

- Nhận thông báo về việc cho thôi việc nhiều người lao động, báo cáo về việc cho thuê lại lao động, kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hàng năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của UBND tỉnh.

- Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện Hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời gian dưới 90 ngày theo ủy quyền của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

- Tiếp nhận khai trình việc sử dụng lao động, báo cáo tình hình thay đổi về lao động; nhận thông báo về việc tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Nhận thông báo về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế, bao gồm: bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng quan hệ lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo quy định pháp luật về lao động hoặc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

g) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Long An, các cơ quan liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện các nội dung về lao động, việc thành lập, tổ chức các hoạt động của công đoàn cơ sở doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

h) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.

i)  Xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch công tác của phòng, thực thi quy chế phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong công tác quản lý về lao động và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo quy định.

k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Ban Quản lý phân công.

4. Phòng Quản lý quy hoạch xây dựng và tài nguyên

1. Chức năng

Phòng Quản lý quy hoạch xây dựng và tài nguyên có chức năng tham mưu, giúp Trưởng ban Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng và tài nguyên trong khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng của phòng và tổ chức thực hiện các văn bản đó theo đúng quy định.

b) Tham mưu thực hiện công tác quản lý về quy hoạch và xây dựng:

- Điều chỉnh quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt của khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế nhưng không làm thay đổi cơ cấu quy hoạch.

- Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quy hoạch, xây dựng công trình, chất lượng công trình trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về xây dựng và phân cấp, ủy quyền của cơ quan có thẩm quyền.

- Hướng dẫn, thụ lý, tham mưu giải quyết các thủ tục hành chính theo sự phân cấp hoặc ủy quyền theo quy định trong lĩnh vực xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng.

c) Tham mưu, giúp Trưởng ban Ban Quản lý thực hiện một số nội dung:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thực hiện việc lập điều chỉnh quy hoạch chung cục bộ xây dựng khu kinh tế, dự thảo văn bản của UBND tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch xây dựng các khu chức năng trong khu kinh tế thông qua Sở Xây dựng thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì tổ chức công tác công bố công khai quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế đã được phê duyệt; chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, cấp chính quyền trong việc cắm và bàn giao mốc giới quy hoạch xây dựng theo quy định.

- Cung cấp các thông tin về quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt cho các nhà đầu tư khi có yêu cầu để lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định.

- Hướng dẫn doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng xây dựng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế lập quy định quản lý xây dựng theo quy hoạch trình Trưởng ban Ban Quản lý phê duyệt; ban hành và tổ chức giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy định này.

d) Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về đất đai theo quy định tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các Nghị định hướng dẫn thi hành của Luật Đất đai. Thực hiện những nhiệm vụ khác có liên quan đến đất đai khi được phân công.

đ) Phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương theo dõi tình hình, tổng hợp báo cáo tiến độ giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, khu kinh tế; hỗ trợ, đôn đốc và phối hợp triển khai bồi thường, giải toả cho các dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo đúng tiến độ, báo cáo Lãnh đạo Ban Quản lý những vướng mắc để giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết.

e) Phối hợp công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật hiện hành.

g) Tham gia, phối hợp với các phòng giải quyết và tham mưu cho Lãnh đạo Ban Quản lý về mặt chủ trương cấp thỏa thuận địa điểm cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.

h) Tham mưu xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân cấp, ủy quyền của Ban Quản lý.

i)  Xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch công tác của phòng; thực thi quy chế phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong công tác quản lý kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo quy định.

k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Ban Quản lý phân công.

5. Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp ( Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế)

Chức năng

Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (Ban Quản lý cửa khẩu) giúp Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An quản lý hoạt động của các lực lượng chức năng chuyên ngành tại cửa khẩu; quản lý các dịch vụ thương mại tại cửa khẩu; chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cửa khẩu của Campuchia để giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến hoạt động của cửa khẩu như: đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, cấp điện, cấp nước, thoát nước, vệ sinh, đảm bảo mỹ quan, môi trường sinh thái khu vực cửa khẩu và các vấn đề phát sinh khác.

Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng của đơn vị và tổ chức thực hiện các văn bản đó theo đúng quy định.

b) Về quản lý cửa khẩu:

- Thực hiện thống nhất quản lý các hoạt động tại cửa khẩu theo quy định tại Chương II Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền ban hành kèm theo Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng và trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Nội quy cửa khẩu và tổ chức thực hiện Nội quy cửa khẩu sau khi được ban hành.

- Tổ chức thực hiện điều hành, phối hợp hoạt động của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người, phương tiện giao thông vận tải qua cửa khẩu.

- Bố trí địa điểm kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng quản lý chuyên ngành tại cửa khẩu thống nhất, hợp lý, thông suốt, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức phối hợp và giải quyết những vướng mắc phát sinh liên quan đến hoạt động chuyên ngành của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu. Thông báo cơ chế, chính sách và những chỉ đạo, điều hành của các cơ quan có liên quan đến các lực lượng chức năng.

- Đảm bảo thời gian làm việc của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu theo đúng quy định tại Nội quy cửa khẩu; phối hợp kiểm tra, kiểm soát trong cùng một thời gian đã được thống nhất giữa Ban Quản lý cửa khẩu với cơ quan quản lý cửa khẩu của nước có chung biên giới.

- Tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về các giải pháp điều hành hoạt động tại cửa khẩu, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hoặc kiến nghị với các ngành chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho UBND tỉnh trong việc quản lý các hoạt động và thực hiện các cơ chế, chính sách về thương mại tại khu vực cửa khẩu.

- Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, sáu tháng và một năm hoặc báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động tại cửa khẩu cho UBND tỉnh, Bộ Công Thương và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Báo cáo tình hình chấp hành về hành chính và công tác phối hợp đối với công chức, viên chức thuộc các lực lượng chức năng tại cửa khẩu đến các cơ quan có liên quan, kiến nghị khen thưởng hoặc xử lý đối với những cá nhân hay lực lượng chức năng vi phạm hành chính hoặc không chấp hành Nội quy cửa khẩu.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

c) Thực hiện các nhiệm vụ theo Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp; Quy chế điều hành phối hợp, hoạt động của Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp và các nhiệm vụ khác do Trưởng ban Ban Quản lý kiêm Trưởng ban Ban Quản lý cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp phân công./.


image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 image advertisement

 image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ TỈNH LONG AN

Chịu trách nhiệm chính: Ông Lê Trường Chinh Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An.

Địa chỉ: Số 25 Quốc lộ 62, Phường 2, TP. Tân An, tỉnh Long An

Điện thoại :(0272) 3825445 Fax:(0272) 3825442 Email:bqlkkt@longan.gov.vn

Chung nhan Tin Nhiem Mang